đá gà tre

"Tôi rất vui khi được hỗ trợ Johnson trở thành Chủ tịch Hạ viện. Ông ấy sẽ là một Chủ tịch tuyệt vời ty ca cuoc ma cao

【ty ca cuoc ma cao】Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đồng minh nhiệt thành của ông Trump

"Tôi rất vui khi được hỗ trợ Johnson trở thành Chủ tịch Hạ viện. Ông ấy sẽ là một Chủ tịch tuyệt vời",ânChủtịchHạviệnMỹđồngminhnhiệtthànhcủaôty ca cuoc ma cao cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/10 tuyên bố, sau khi nghị sĩ Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ thứ 56.

Giới quan sát cho rằng Trump thể hiện niềm vui với Johnson không chỉ vì chiến thắng này giúp chấm dứt ba tuần hỗn loạn tại Hạ viện. Đây còn là thắng lợi của phe bảo thủ đảng Cộng hòa, cũng như phong trào MAGA (làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) do cựu tổng thống khởi xướng.

Mike Johnson tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ tại Đồi Capitol ở thủ đô Washington hôm 25/10. Ảnh: Reuters

Mike Johnson tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ tại Đồi Capitol ở thủ đô Washington hôm 25/10. Ảnh: Reuters

Johnson, 51 tuổi, là cái tên ít được biết đến trước đây. Nghị sĩ đến từ bang Louisiana này không xuất hiện trong các vòng cạnh tranh ứng viên Chủ tịch Hạ viện trước đây của đảng Cộng hòa, kín tiếng tới mức Susan Collins, nghị sĩ Cộng hòa tới từ bang Maine, nói rằng bà sẽ phải "tra Google" để biết thêm thông tin về tân Chủ tịch Hạ viện.

Dù vậy, các đồng nghiệp cho biết Johnson là người vững vàng và sẽ giúp mang lại một khởi đầu mới cho Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát. Nhiều người hy vọng bằng việc lựa chọn Johnson, đảng Cộng hòa có thể vượt qua những chia rẽ tưởng chừng như không thể hàn gắn đã gây xáo trộn trong nội bộ của họ suốt thời gian qua.

Phát biểu sau khi đắc cử, Johnson hứa hẹn sẽ khôi phục niềm tin vào quốc hội và nhanh chóng hiện thực hóa các ưu tiên bảo thủ như hỗ trợ cho Israel và an ninh biên giới. "Tôi sẽ không khiến mọi người thất vọng", tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ nói.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định Johnson sẽ phải nỗ lực rất lớn để giành được lòng tin từ các đảng viên Dân chủ, những người đang hoài nghi sâu sắc về quan điểm bảo thủ của ông cũng như việc ông là một đồng minh nhiệt thành ủng hộ cựu tổng thống Trump trong nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.

Johnson sinh ra ở Shreveport, Louisiana, nhận bằng luật tại đại học bang này và dành gần hai thập kỷ làm việc chủ yếu cho các nhóm pháp lý bảo thủ, tập trung vào các vấn đề quan trọng đối với những người bảo thủ tôn giáo.

Johnson từng làm việc cho Quỹ Quốc phòng Liên minh, hiện là tổ chức Tự do Bảo vệ Liên minh (ADF). ADF được thành lập vào năm 1994 bởi một số lãnh đạo hàng đầu của phong trào Quyền Tôn giáo.

Tổ chức này tự nhận mình đang nỗ lực bảo vệ quyền được bày tỏ quan điểm về các vấn đề tình dục và tôn giáo của những người theo đạo Cơ đốc bảo thủ, vốn đã nổi tiếng về việc ủng hộ phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số về giới tính. ADF cũng vận động để cấm phá thai hay tiếp cận các biện pháp tránh thai.

Johnson đã đứng ra tranh luận để bày tỏ ủng hộ lệnh cấm hôn nhân đồng giới trước Tòa án Tối cao Louisiana và tiếp tục ủng hộ những quan điểm đó với tư cách một nghị sĩ.

Johnson cũng làm podcast với vợ, Kelly Johnson, người tự nhận mình là một "cố vấn mục vụ", thực hiện các chương trình về "cứu nước Mỹ", cho thấy nghị sĩ này bị tác động mạnh bởi chủ nghĩa bảo thủ của đảng Cộng hòa khu vực miền nam, giới quan sát đánh giá.

Tư tưởng bảo thủ của Johnson còn được thể hiện trong nhiều vấn đề khác, đặc biệt là về nền dân chủ của Mỹ, và được thể hiện rõ nét trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Johnson trong thời gian này nổi lên như một người ủng hộ đầy nhiệt huyết cho những tuyên bố vô căn cứ của cựu tổng thống Trump rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp".

"Tôi vừa gọi điện cho Tổng thống Trump để nói điều này: 'Hãy mạnh mẽ và tiếp tục chiến đấu, thưa ngài! Đất nước đang phụ thuộc vào quyết tâm của ngài. Chúng ta phải tận dụng mọi biện pháp pháp lý sẵn có để khôi phục niềm tin trong công chúng Mỹ vào tính công bằng của hệ thống bầu cử", ông viết trên mạng xã hội X lúc bấy giờ.

Cuối năm 2020, Johnson cùng 100 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện nộp đơn kiện ở Texas nhằm lật ngược kết quả bầu cử tại các bang chiến trường Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Ông là người đầu tiên trong số 36 nghị sĩ Cộng hòa ký vào tuyên bố không chấp nhận các đại cử tri từ những bang ông Joe Biden giành chiến thắng vì cho rằng đã có gian lận bầu cử.

Johnson cũng là một trong 139 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu phản đối kết quả bầu cử ở Arizona và Pennsylvania, ngay sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021.

Tối 24/10, khi các phóng viên hỏi Johnson về vai trò của ông trong nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, ông chỉ lắc đầu và từ chối trả lời. Câu hỏi của phóng viên bị át đi bởi những tiếng la ó lớn từ một nhóm các đảng viên Cộng hòa đứng xung quanh Johnson. Một người trong số họ đã hét vào mặt nhà báo "im đi".

Johnson cũng là người lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những vụ kiện nhằm vào ông Trump, cho rằng cựu tổng thống Mỹ cùng các đảng viên Cộng hòa "không được ưa thích" khác từ lâu đã là mục tiêu của hệ thống chính trị và pháp lý.

"Ở Mỹ, mọi người đều vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội. Trừ khi bạn là Donald Trump hoặc một trong những đảng viên Cộng hòa không được ưa thích bị đảng Dân chủ nhắm tới", ông viết trên X vào tháng 3.

Cựu tổng thống Donald Trump phát biểu tại New York ngày 25/10. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Donald Trump phát biểu tại New York ngày 25/10. Ảnh: AFP

Johnson là thành viên Tiểu ban Chọn lọc của Ủy ban Tư pháp Hạ viện về Vũ khí hóa Chính phủ Liên bang. Ông đã sử dụng các cuộc thảo luận về Tổng thống Biden và những giao dịch kinh doanh nước ngoài bị cáo buộc của gia đình ông để phản bác các vụ kiện nhằm vào cựu tổng thống Trump.

"Bằng chứng tham nhũng chống lại Joe Biden và gia đình ông ấy là vụ bê bối chính trị lớn hơn nhiều so với Watergate. Vậy mà họ lại đang theo đuổi những cáo buộc không có thật nhằm vào tổng thống Trump!", Johnson viết hồi tháng 6.

Giới quan sát cho rằng Johnson đắc cử ghế Chủ tịch Hạ viện do ông là người cuối cùng đứng vững, khi các ứng viên tiềm năng khác của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã kiệt sức sau ba tuần đấu tranh nội bộ về việc nên chọn ai.

Tuy nhiên, Trump đã "nhận công", cho rằng ông đóng vai trò lớn vào kết quả của Johnson. "Vào giờ này hôm qua, không ai nghĩ đến Mike", ông nói. "Rồi tôi lên tiếng và giờ đây ông ấy là Chủ tịch Hạ viện. Một lần nữa, ông ấy sẽ là Chủ tịch tuyệt vời. Tôi nghĩ các bạn sẽ rất tự hào".

Để thuyết phục được các nghị sĩ Cộng hòa bầu cho mình, Johnson đã vạch ra kế hoạch cho cả năm tới, trong đó có phối hợp với Thượng viện do phe Dân chủ kiểm soát để thông qua dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm ngăn chính phủ đóng cửa trước khi hết nguồn tài trợ vào giữa tháng 11.

Nhưng đây chính là những gì người tiền nhiệm của ông là Kevin McCarthy đã làm và khiến các đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn phẫn nộ. McCarthy bị lật đổ vào ngày 3/10 vì nỗ lực hợp tác với phe Dân chủ nhằm thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn giúp chính phủ Mỹ không phải đóng cửa.

Theo nghị sĩ Cộng hòa Ken Buck, trong hoàn cảnh hiện nay, bất cứ ai được bầu làm lãnh đạo Hạ viện đều sẽ phải đàm phán với Thượng viện và Nhà Trắng, đều do đảng Dân chủ kiểm soát. Bởi vậy, Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện vì ông từ trước tới nay rất kín tiếng và "có ít kẻ thù nhất", ngay cả khi ông là người ủng hộ nhiệt thành của Trump.

Trong động thái đầu tiên sau cuộc bỏ phiếu, Johnson đã nói với lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries rằng ông mong hai người có thể cùng hợp tác.

"Tôi biết chúng ta nhìn mọi thứ từ những quan điểm rất khác nhau", Johnson nói sau khi Jeffries phát biểu tại Hạ viện ngày 25/10. "Nhưng tôi biết rằng trong thâm tâm các ngài yêu quý, quan tâm đến đất nước này và muốn làm những điều đúng đắn. Vì vậy chúng ta sẽ tìm thấy điểm chung ở đó, được chứ?".

Vũ Hoàng (Theo Yahoo News, Hill)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap